Khái niệm, đặc trưng và tác động của thuế quan đến nền kinh tế

* Khái niệm

Một trong những công cụ của chính sách ngoại thương là thuế quan. Các phương pháp đánh thuế và ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng đến dòng hàng hóa, dịch vụ chu chuyển giữa các quốc gia sẽ được phân tích nhằm định hướng cho các nhà làm chính sách khai thác vai trò và tác dụng của hàng rào thuế quan. Tác động kinh tế của thuế quan được xem xét dưới góc độ cân bằng tổng quan cho nhiều loại hàng hóa xuất nhập khẩu và cân bằng bộ phận cho một hàng hóa làm cơ sở để đề ra chính sách thuế quan phù hợp với mục đích quản lý thương mại quốc tế.

Thuế quan (Tariff barriers) là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua “biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan”.

Như vậy có thể khẳng định: Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.

          * Đặc trưng

Thuế quan có các đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, thuế quan là một loại hàng rào thương mại, gắn với “biên giới hải quan” của quốc gia hay vùng lãnh thổ. “Biên giới hải quan” là một khái niệm thể hiện chủ quyền kiểm soát hàng hóa, dịch vụ của các chính phủ và do đó bất kỳ một hàng hóa, dịch vụ nào cũng phải làm thủ tục hải quan khi qua “biên giới” này.

Hai là, thuế quan được thể hiện ở biểu thuế quan. Biểu thuế quan khá phức tạp với hàng ngàn khoản mục riêng biệt và cách áp dụng khác nhau. Tùy theo phương pháp đánh thuế mà biểu thuế quan có thể thể hiện bằng số tiền tuyệt đối, tỷ lệ phần trăm hay kết hợp.

Biểu thuế quan là bảng tổng hợp, trong đó quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa phải chịu thuế khi đi qua biên giới của một nước. Biểu thuế quan là căn cứ để các quốc gia thực hiện biện pháp thuế quan. Trong quan hệ kinh tế thương mại, mỗi nước đều phải công khai biểu thuế. Phương pháp tính thuế và cách thu thuế. Vì vậy thuế quan là biện pháp mang tính công khai và minh bạch nhất.

Ba là, thuế quan có thể được áp đặt bởi nước xuất khẩu, nước nhập khẩu. Nếu các quốc gia và vùng lãnh thổ không có các hiệp định chống đánh thuế hai lần thì nhiều hàng hóa, dịch vụ có thể bị đánh thuế trùng lặp trong quá trình mua bán.

Bốn là, thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa do tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *