Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế

Lý thuyết khung sườn dốc trơn trượt (Slippery Slope Framework – SSF) của Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008) là mô hình dựa trên sự tích hợp của kinh tế, xã hội học và tâm lý học. Hai nhân tố chính là quyền lực của CQT và niềm tin của NNT, dựa theo lý thuyết tội phạm của Becker (1968). NNT sẽ quyết định chấp hành nghĩa vụ thuế nếu NNT không muốn bị nộp tiền phạt khi bị CQT phát hiện. Do vậy quyết định nộp thuế sẽ được xem xét và hành động dựa trên tính hợp lý của tình huống cụ thể. Có 2 luồng ý kiến là ủng hộ và bất đồng về quan điểm hợp lý của hành vi tuân thủ thuế này khi xét thêm các yếu tố khác như công b ằng và tiêu chuẩn xã hội, mối quan hệ giữa cán bộ thuế và NNT và phạm trù đạo đức. Khung suờn dốc trơn truợt đuợc bắt đầu với các giả thiết về chi phí tuân thủ kết hợp với phạm trù tâm lý và xã hội học về sự hợp tác của NNT với CQT. Quyền lực và niềm tin có thể song hành hoặc đối lập nhau trong các tình huống khác nhau. Tình huống thứ nhất coi trọng quyền lực của CQT có tác động điều chỉnh đến hành vi của NNT.

Trong môi truờng đối kháng bên ngoài, mức độ tuân thủ thuế tăng do xác suất thanh tra kiểm tra và xử phạt của CQT tăng c ao. Nói cách khác, mệnh lệnh và sự răn đe ngăn ngừa vi phạm tạo động lực cho hành vi tuân thủ thuế tốt hơn. Môi truờng đối kháng đặc trung bởi thái độ chống lại nhau. CQT coi NNT là đối tuợng cố gắng trốn thuế trong mọi truờng hợp và cần bị kiểm soát chặt chẽ; ở chiều nguợc lại NNT cảm thấy CQT nhu cảnh sát, chính quyền cuống chế buộc họ phải nộp thuế. Môi truờng này tạo khoảng cách xã hội lớn, ít có sự hợp tác và tôn trọng giữa CQT và NNT.

NNT chỉ nhận thấy cần tuân thủ thuế khi họ cân nhắc đến xác suất cao bị phát hiện gian lận và các khoản phạt nặng do vi phạm. Tình huống thứ hai đề cập đến niềm tin giữa NNT và CQT. Trong môi truờng hợp tác và công bằng, các quy tắc ứng xử của cá nhân sẽ phù hợp với đạo đức và trách nhiệm xã hội. Niềm tin đuợc xem là nguyên nhân tạo ra sự hợp tác tự nguyện. Nếu niềm tin ở mức độ cao, NNT hiểu và nhận biết đuợc trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập của mình đối với xã hội. Môi truờng hợp tác đặc trung b ởi thái độ “coi NNT nhu khách hàng và CQT là đối tuợng cung cấp dịch vụ”, khi đó cấu trúc hệ thống thuế huớng tới thủ tục minh bạch và đối xử tôn trọng, cầu thị, hỗ trợ NNT thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Môi truờng hợp tác rút ngắn khoảng cách xã hội giữa chính quyền với NNT, lan tỏa tinh thần tuân thủ thuế một cách tự nguyện toàn xã hội, NNT ít xem xét các cơ hội trốn thuế hơn đồng thời CQT tin tuởng NNT và ít áp đặt biện pháp kiểm soát.

Kết hợp 2 tình huống này cho thấy quyền lực và niềm tin có tác động tích cực, đẩy mạnh mức độ tuân thủ thuế c ao hơn, tuy nhiên, kết quả lại huớng theo hai tính chất tuân thủ khác nh u. Truờng hợp áp dụng quyền lực của CQT sẽ tạo động lực tuân thủ thuế bắt buộc còn gắn kết niềm tin của NNT và CQT đua đến kết quả của hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. Huớng tới cách thức quản lý thuế trong xã hội văn minh, điều mong muốn của Chính phủ là hài hòa mối quan hệ giữa NNT và CQT, không để họ là đối thủ của nhau, do vậy tuân thủ thuế tự nguyện là phù hợp nhằm giảm tải các biện pháp kiểm soát thuế tốn kém

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *